Phân phối Máy Bơm xe téc máy lạnh xe tải đông lạnh xe hút chất thải xử lý môi trường xe phun nước cứu hỏa trạm xăng dầu ngành hàng không Mua Bán Phụ tùng xe chuyên dụng Ống nối Bánh răng phụ tùng bộ trích công suất P.T.O Toàn Quốc

Công ty TNHH thương mại dịch vụ và sản xuất Minh Anh
0357.302.220 - 0914.386.302

Hỗ trợ trực tuyến

Skype Chat
Mr. Tuấn
DĐ: 0357302220
Skype Chat
Mr Hải
DĐ: 0374524244
Skype Chat
Mr. Chiến
DĐ: 0914.386.302

Tin tức mới

Làm Cách Nào Để Tránh Đạp Nhầm Chân Ga Với Chân Phanh Khi Lái Xe?

Với tài xế đang chạy nhanh và muốn thúc ga nhanh để vượt, chuyên gia y tế cho biết, đó là lúc bàn chân phải rơi vào trạng thái tê ì. Thông thường khi đường không cần phanh nhiều, tài xế sẽ lười mà chỉ để chân ở ga, không thay đổi để chân có cảm giác, chính lúc đó chân bị tê ì. Khi bất ngờ, phản ứng đơn giản nhất lúc này là đạp tiếp mà không thể nhấc hoặc xoay chân sang bàn đạp phanh. Với tài xế đang chạy nhanh và muốn thúc ga nhanh để vượt, chuyên gia y tế cho biết, đó là lúc bàn chân phải rơi vào trạng thái tê ì. Thông thường khi đường không cần phanh nhiều, tài xế sẽ lười mà chỉ để chân ở ga, không thay đổi để chân có cảm giác, chính lúc đó chân bị tê ì. Khi bất ngờ, phản ứng đơn giản nhất lúc này là đạp tiếp mà không thể nhấc hoặc xoay chân sang bàn đạp phanh. Ngược lại, đối với tài xế đang chạy chậm hay lăn bánh không tải, đó là do kiểu ngộ nhận của thần kinh. Vì chân đang để ở phanh, nên lỡ có trường hợp bất ngờ xe lăn nhanh hơn, thần kinh có xu hướng hiểu rằng "chuyển sang bàn đạp khác sẽ giúp xe dừng". Suy luận này hình thành từ thói quen có điều kiện là khi xe đang chạy, chuyển từ chân ga sang phanh thì xe dừng, mà không xác định rõ chân nào là phanh, chân nào là ga. Những phản xạ và nguyên nhân trên đây, người mới lái xe dễ gặp hơn do chưa quen, dễ hoảng loạn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là với tài xế kinh nghiệm thì điều này không xảy ra, theo VnExpress.

Mua Xe Tải Nhỏ Hơn Trăm Triệu Chở Hàng Giá Rẻ, "Kiếm" Tiền Triệu/Ngày

Theo anh Hải, hiện tại, đội xe của anh phần lớn là xe tải nhỏ giá rẻ, chúng có xuất xứ từ Trung Quốc. Mỗi ngày, sau khi trừ hết chi phí, việc vận chuyển hàng có thể mang về cho cơ sở kinh doanh của anh khoảng 2-3 triệu đồng/lợi nhuận/1 xe.

Cung cấp PHỤ TÙNG CHÍNH HÃNG cho xe tải và xe chuyên dùng

Minh Anh MTS phân phối phụ tùng chính hãng dành cho xe ô tô tải và xe chuyên dùng như: Isuzu, Hyundai, Deawoo, Mitsubishi, Veam, Hino, Thaco, Kia.... và các loại xe khác, chất lượng tốt nhất giá rẻ nhất đã đã có uy tín nhiều năm trên thị trường Việt Nam.

Đánh Giá Xe Tải Faw: Đỉnh Cao Của Sự Chất Lượng

Với mức giá vô cùng hợp lý, thấp hơn các dòng xe của Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ thích hợp cho những khách hàng có nguồn vốn không nhiều muốn đầu tư kinh doanh sinh lời. Tập đoàn Faw là một trong những tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu tại Trung Quốc. Những chiếc xe tải thương mại đầu tiên của hãng được ra mắt vào những năm 1953 và nhận được nhiều sự đón nhận từ khách hàng. Qua một chặng đường dài phát triển với nhiều thế hệ anh em của Faw ra đời, hoàn thiện hơn về chất lượng và mẫu mã, công suất đến các trang bị thiết bị hiện đại bên trong. Và dần khẳng định được uy tín của mình trên thị trường xe tải, không chỉ tại thị trường nội địa mà trên quốc tế cũng rất ưa chuộng. Hãng hiện sản xuất đa dạng các dòng xe từ xe hạng nhẹ, xe thương mại, xe ben, xe tải thùng đến xe bán tải… Vậy làm sao để biết được đây có phải là sản phẩm tốt hay không? quý khách có thể tham khảo bài đánh giá xe tải faw của Minh Anh MTS chúng tôi sau đây, bài viết sẽ tập hợp những ưu điểm và khuyết điểm của dòng xe, những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế của xe. Qua đó giúp quý khách có thể lựa chọn được dòng xe phù hợp nhất.

Đánh Giá Xe Tải Howo: Vua Của Phân Khúc Tải Nặng

Đánh giá xe tải Howo thuộc chuỗi bài viết đánh giá các dòng xe tải. Ngoài ra còn có bài viết đánh giá xe tải Isuzu, đánh giá xe tải Hino, đánh giá xe tải Fuso, đánh giá xe tải Chiến Thắng, đánh giá xe tải Jac, đánh giá xe tải Teraco, đánh giá xe tải Kenbo, đánh giá xe tải Veam... Xe tải Howo thuộc phân khúc xe tải nặng được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc. Liệu rằng dòng xe này có ưu, nhược điểm gì, chất lượng ra sao, có nên mua hay không? Tất cả các thắc mắc đó sẽ được Minh Anh MTS giải đáp ngay dưới đây.

Ý kiến khách hàng

  • Mr Thắng:

    "Quý công ty giao hàng rất đúng theo

    hợp đồng, đó là điều chúng tôi cần có

    ở một đơn vị cung cấp. Hàng hóa được

    công ty chứng thực rõ nguồn gốc nên tôi

    tự tin với khách hàng về chất lượng sản

    phẩm của mình"
     

    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TÂN ĐẠI TÂY DƯƠNG
  • Mrs Lê Thúy:

    "Thị trường xe chuyên dụng nói chung và phụ tùng xe
    chuyên dụng nói riêng vốn đã cạnh tranh gay gắt về giá

    cả và chất lượng tuy nhiên để tìm được nhà cung cấp

    phụ tùng có đủ 2 yếu tố về chất lượng và giá thành như

    Minh Anh quả thực rất khó."

    Công ty TNHH Nam Hàn
  • Mrs Oanh:

    "Tuy khá xa về mặt địa lý giữa 2 công ty nhưng Minh Anh
    luôn giao hàng đúng hẹn. Điều này tôi thật sự hài lòng về chất lượng phục vụ bên quý
    công ty
    .
    "

    CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG
  • Mr. Dũng:

    "Khách hàng của tôi trước đây đa phần đều muốn dùng
    phụ tùng trung quốc nhưng sau khi được trải nghiệm với phụ tùng Hàn Quốc bên công
    ty Minh Anh, khách hàng đã thật sự thay đổi quan điểm vì thật sự “tiền nào của ấy”.

    CÔNG TY CỔ PHẦN XNK ÔTÔ VÀ XE CHUYÊN DỤNG VIỆT NAM
  • Mr. Thắng:

    "Quý công ty giao hàng rất đúng theo hợp đồng, đó
    là điều chúng tôi cần có ở một đơn vị cung cấp. Ngoài ra, hàng hóa được công ty chứng
    thực rõ nguồn gốc nên tôi hoàn toàn tự tin khẳng định với khách hàng về chất lượng
    của phụ tùng"

    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TÂN ĐẠI TÂY DƯƠNG
  • Mr Cương:

    "Hàng hóa Minh Anh thật sự tốt so với mặt bằng
    chung của thị trường phụ tùng xe chuyên dụng đầy hỗn tạp như bây giờ. Tôi cũng như
    khách hàng đều rất hài lòng về chất lượng sản phẩm."

    CÔNG TY CP THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VÀ Ô TÔ TUẤN PHƯƠNG
  •  » 
  • Trang chủ
  •  » 
  • Tin tức
  • » Xử lý rác thải vẫn là gánh nặng cho ngân sách Tp. Hồ Chí Minh

    Xử lý rác thải vẫn là gánh nặng cho ngân sách Tp. Hồ Chí Minh

    Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP.HCM khoảng 7.000 đến 7.500 tấn mỗi ngày. Để thu gom và xử lý số chất thải này, TP đã phải chi ra hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Trong khi đó, số tiền thu về từ vệ sinh phí của người dân chỉ đạt chưa đến 4% số chi ra từ ngân sách, dẫn đến việc thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt hằng ngày đang trở thành gánh nặng cho ngân sách TP.

    Thời gian: 17/03/2021 09:23:47 | lượt xem: 968170

    Cỡ chữ :

    Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP.HCM khoảng 7.000 đến 7.500 tấn mỗi ngày.

     

    Để thu gom và xử lý số chất thải này, TP đã phải chi ra hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Trong khi đó, số tiền thu về từ vệ sinh phí của người dân chỉ đạt chưa đến 4% số chi ra từ ngân sách, dẫn đến việc thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt hằng ngày đang trở thành gánh nặng cho ngân sách TP.

    (Ảnh: Hoàng Vương)

     

    Theo thống kê của Sở TN-MT TP.HCM, trong năm 2012, số kinh phí ngân sách chi cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác lên đến gần 1.900 tỉ đồng; trong khi đó, số thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường vào ngân sách toàn TP chỉ hơn 55 tỉ đồng, đạt 2,9%. Tương tự, năm 2013, số thu phí vệ sinh, phí bảo vệ môi trường là hơn 57 tỉ đồng, chỉ bù đắp được 3,1% số kinh phí ngân sách chi cho công tác thu gom và xử lý rác.

     

    “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”

     

    Vừa qua, TP.HCM đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến như trạm ép rác kín, làm phân compost, thu khí phát điện, đốt… đã thu hồi được một phần giá trị phế liệu. Bên cạnh đó, nhờ thực hiện chương trình xã hội hóa các dịch vụ công, TP đã không phải đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn trị giá hàng trăm tỉ đồng mỗi năm đã giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, so với số chi ra cho công tác thu gom và xử lý rác thải thì hiện nay vẫn là một vấn đề bức bách.

     

    Nhiều nước trên thế giới sử dụng hai công cụ phổ biến trong quản lý chất thải là phí và thuế bảo vệ môi trường, nhằm giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước khi đưa chi phí môi trường vào trong giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Tại Việt Nam, từ năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15.11.2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết nêu rõ “Thực hiện nguyên tắc người gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục, bồi thường. Từng bước thực hiện việc thu phí, ký quỹ bảo vệ môi trường, buộc bồi thường thiệt hại về môi trường”. Tại Thông tư 97/2006 ngày 16.10.2006 về hướng dẫn phí và lệ phí quy định phí vệ sinh là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn địa phương, như: chi phí cho tổ chức hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo quy trình kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền quy định (chưa bao gồm chi phí xử lý rác đảm bảo tiêu chuẩn môi trường)... Để thực hiện chủ trương trên, năm 2008, UBND TP.HCM ban hành Quyết định 88/2008 về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường trên địa bàn TP.HCM, theo đó, mức thu phí được phân biệt theo các loại đối tượng là cá nhân cư trú, hộ gia đình, đơn vị hành chính, sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh với mức phí mỗi tháng từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng đối với hộ gia đình và từ 60.000 đồng đến 110.000 đồng đối với cơ sở và 420.950 đồng/tấn rác thải đối với nhóm thu theo khối lượng chất thải phát sinh.

     

    Tiến tới xóa bỏ bao cấp

     

    Theo Sở TN-MT TP.HCM, với mức thu như vậy đến nay đã quá lạc hậu và không còn phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, việc thu phí vệ sinh tại một số địa phương vẫn chưa hiệu quả và có mức thu về ngân sách còn thấp. Dù nhiều hộ dân, đơn vị không tuân thủ đóng phí theo quy định nhưng các đơn vị thu gom vẫn phải tiến hành thu gom để đảm bảo chất lượng vệ sinh trên địa bàn, dẫn đến tình trạng ỷ lại của người dân và chủ nguồn chất thải, có trường hợp dân đem bỏ chất thải ra các nơi công cộng, gây ảnh hưởng chất lượng vệ sinh chung của thành phố.

     

    Như vậy, có thể thấy rằng, với mức thu phí vệ sinh như hiện nay, hầu hết người dân TP và các nhóm đối tượng kinh doanh đang được TP bao cấp gần như toàn bộ kinh phí quản lý chất thải rắn của TP, việc thu phí vệ sinh chỉ bù đắp một phần rất nhỏ so với chi phí rất lớn cho công tác thu gom, xử lý chất thải mà ngân sách TP đang gánh chịu. Sở TN-MT TP.HCM cho biết thời gian tới, TP sẽ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp tăng cường quản lý, điều chỉnh mức giá thu nhằm giảm dần việc bao cấp, tiến đến xóa bỏ bao cấp trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.

     

    Đối tác

    "SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG – THƯƠNG HIỆU UY TÍN – GIÁ CẠNH TRANH ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI"